31/03/2014
Thực ra, bí quyết để có những đứa con ngoan không khó, quan trọng là người mẹ có sẵn sàng dạy con hay không. Đối với tôi, muốn dạy được con, mẹ cần để bé cảm nhận được những “quyền” này...
Thật vậy, nhiều chị em hỏi tôi làm thế nào để dạy dỗ được một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ nhưng vẫn rất tự tin và tự chủ. Thực ra, bí quyết để có những đứa con ngoan không khó, quan trọng là người mẹ có sẵn sàng dạy con hay không. Đối với tôi, muốn dạy được con, mẹ cần để bé cảm nhận được những “quyền” này
1. Trao cho con: Niềm tin
Trẻ con đặc biệt thích nhận được sự tin tưởng của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Chình vì vậy, đừng ngại ngần nói cho con biết rằng mẹ tin vào con. Nếu trẻ muốn tìm hiểu để học nấu nướng, mẹ nên nói với con những câu đáng tin cậy như “Sao! Con thích học nấu ăn à? Nếu con học nghiêm túc thì mẹ sẽ dạy con và chắc chắn là con làm được”. Câu nói như vậy khiến cho một đứa bé trai 5 tuổi chưa vào bếp bao giờ cũng cảm thấy tự tin và biết rằng thành công, mong muốn của con được mẹ tôn trọng.
Trở lại với câu hỏi về chuyện dám nói tiếng anh trước mặt người lạ như của cô bạn tôi có hỏi. Lý do đứa trẻ không dám nói, đó là vì mẹ chưa trao cho nó niềm tin. Chúng ta thường cố ý nói mỉa nhằm tạo ra sự khích lệ cho con, ví dụ như “Con nhìn em bé hơn con mà đã nói tiếng anh như gió rồi kia kìa”. Tuy nhiên, cách nói này gây tổn hại sự tự tin của trẻ và chưa bao giờ là một cách khuyến khích con có hiệu quả.
2. Trao cho con: Tôn trọng
Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết tự nhận thức, càng lớn, khả năng nhận thức về bản thân sẽ càng mạnh mẽ hơn. Mỗi đứa trẻ đều có tâm trí riêng của mình, hiểu được khả năng và nhược điểm của bản thân. Khi trẻ đưa ra những quan điểm khác nhau, người mẹ cần phải trao cho con sự tôn trọng. Nếu con nói với mẹ, “mẹ ơi canh nóng quá”. Người mẹ cần phải kiểm tra. Không được gạt đi và bảo “Nóng đâu mà nóng”. Tương tự, nếu con nói với tôi “Mẹ ơi con no rồi”, tôi sẽ ngừng và sẵn sàng chấp nhận, tôn trọng dạ dày của trẻ.
3. Trao cho con: Bình đẳng
Nếu cho con làm gì hoặc làm gì có liên quan đến con, mẹ hãy nói với trẻ và sẵn sàng để con tham gia thảo luận, để bé hiểu bé được bình đẳng với mẹ và mẹ tôn trọng bé. Ví dụ như khi muốn con dọn dẹp đồ chơi, tôi thường nói “Đồ chơi của con bừa quá nhỉ. Bây giờ con dọn dẹp nó hay để ăn cơm trưa xong thì dọn? Con tự nghĩ xem xếp đồ ở đâu thì hợp lý nhé”. Như vậy, mẹ vừa có thể yêu cầu con dọn dẹp đồ chơi, vừa cho con thấy được đây là “quyền” của mình và mình được mẹ hỏi ý kiến đàng hoàng.
Đừng nên sử dụng giọng ra lệnh, nếu không trẻ sẽ cảm thấy bất bình, thậm chí nếu có làm theo mẹ cũng rất miễn cưỡng và không thoải mái.
Bài liên quan:
4. Trao cho con: Sự đánh giá cao
Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Những lợi thế của con nếu được mẹ đánh giá cao sẽ khiến trẻ sẵn sàng và hào hứng hơn trong việc phát huy nó. Con vẽ một bức tranh, có thể không hẳn là đẹp nhưng sự nhiệt tình và nỗ lực của con mới là lợi thế lớn nhất bé có. Khi trẻ khoe tranh với mẹ, đừng khen con một cách đối phó, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra và mất đi sự nhiệt tình của mình. Mẹ cần đảm bảo đánh giá cao nhưng đúng những gì thuộc về ưu điểm của con.
5. Trao cho con: Khích lệ
Thực đơn 20/01 đến 24/01/2025
17/01/2025
Thực đơn CLB NNMƯ ngày 18/01/2025
17/01/2025
Thực đơn 13/01 đến 17/01/2025
11/01/2025
Tiếp nối không khí đầu tuần đầy hứng khởi, ngày hôm nay, các Doners Khối 1 cũng đã có một chuyến hành trình rực rỡ sắc xanh đến với Trung...
Khởi động tuần mới tràn đầy năng lượng cùng tinh thần thể thao cháy bỏng, từ hôm nay, các Doners chính thức bước vào cuộc so tài sôi động và...
Khởi động tháng mới với nhiều hoạt động bổ ích, các Doners đã có những tiết học chuyên đề An toàn giao thông hiệu quả cùng các chiến sĩ công...