01/09/2016
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung và lớp 4 nơi riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. Việc học lịch sử vốn rất khó do đặc thù môn học có nhiều kiến thức dàn trải, có rất nhiều mốc thời gian và sự kiện cần nhớ. Vậy phải làm gì để học sinh tích cực, chủ động học lịch sử trong khi phương pháp dạy học chủ yếu hiện nay là đọc chép? Muốn dạy tốt môn Lịch sử phải làm sao để xâu chuỗi các sự kiện, các mốc thời gian cho logic dễ nhớ? Người thầy phải làm sao để giúp học sinh chủ động khám phá, tìm tòi ra kiến thức, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, để học sinh mới hứng thú học lịch sử? Và sơ đồ tư duy chính là nút thắt cho hàng loạt câu hỏi trên.
Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh tập thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng sơ đồ tư duy.
Học sinh tích cực, chủ động học lịch sử bằng sơ đồ tư duy.
Các bạn học sinh dễ dàng xâu chuỗi các sự kiện, các mốc thời gian cho logic dễ nhớ.
Một giờ học theo sơ đồ tư duy mang lại nhiều hứng thú cho học sinh (lớp 4A4).
Các bạn học sinh chủ động khám phá, tìm tòi ra kiến thức, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ.
Dưới đây là một số sản phẩm, cũng là nội dung bài học Lịch sử được học sinh tự mô tả lại dưới dạng sơ đồ tư duy ở lớp 4A4, trường Tiểu học Lê Quý Đôn:
Chính vì vậy, những năm gần đây, trường Tiểu học Lê Quý Đôn đã thay đổi cách thức, phương pháp dạy học ở hầu hết các môn học, giúp học sinh học một cách chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa năng lực của mình. Đồng thời chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Một góc trang trí lớp học có sử dụng các bài tập từ phương pháp học theo sơ đồ tư duy.
Đỗ Kim Dung
Thực đơn 13/01 đến 17/01/2025
11/01/2025
Thực đơn CLB NNMƯ ngày 11/01/2025
11/01/2025
Họp phụ huynh cuối Học kì I: Sẻ chia đồng hành, cùng các con trưởng thành
05/01/2025
Tiếp nối không khí đầu tuần đầy hứng khởi, ngày hôm nay, các Doners Khối 1 cũng đã có một chuyến hành trình rực rỡ sắc xanh đến với Trung...
Khởi động tuần mới tràn đầy năng lượng cùng tinh thần thể thao cháy bỏng, từ hôm nay, các Doners chính thức bước vào cuộc so tài sôi động và...
Khởi động tháng mới với nhiều hoạt động bổ ích, các Doners đã có những tiết học chuyên đề An toàn giao thông hiệu quả cùng các chiến sĩ công...