03/01/2014
Từ 6 đến 11 tuổi. a. Về mặt tâm lý xã hội, tiếp tuc phát triển kỹ năng, bắt đầu hiểu góc nhìn của người khác có thể khác với góc nhìn của mình...
I. Mở đầu
Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí, tinh thần… Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng xảy ra nhanh nhất- chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé hoàn toàn độc lập, rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một trẻ thích đặt câu hỏi, đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên đầy tự tin.
Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em.
Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:
II. Hành vi và nhu cầu của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau
1.Từ mới sinh đến 2 tuổi
Khi trẻ mới sinh, trẻ hoàn toàn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác để được an toàn về thể chất và cảm xúc.Trẻ cần được giám sát thường xuyên vì trẻ không ý thức về sự an toàn.
a. Về mặt tâm lý xã hội
b. Về mặt thể chất
c. Những điều cần quan tâm
d. Vai trò của người chăm sóc
2. Từ 3 đến 5 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân
* Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế
* Học luật xã hội
* Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (vd trò chơi tưởng tượng, ác mộng)
* Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai
* Đặt nhiều câu hỏi
* Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai
* Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số
* Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.
b. Về mặt thể chất
* Kỹ năng tự lập (mặc quần áo,ăn uống, vệ sinh)
* Có nhiều năng lượng
c. Những điều cần quan tâm
* Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới
* Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng
* Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống
* Khó có khả năng ứng xử và quyết định
d.Vai trò của người chăm sóc
* Cho phép trẻ có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn
* Trả lời trung thực các câu hỏi của trẻ
* Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc
* Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn
* Động viên sự sáng tạo
* Động viên trẻ nói về cảm xúc (vd chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của trẻ)
3. Từ 6 đến 11 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Tiếp tuc phát triển kỹ năng
* Bắt đầu hiểu góc nhìn của người khác có thể khác với góc nhìn của mình
* Hiểu cảm xúc của trẻ và của người khác hơn(bắt đầu “thấu cảm”, tức là đặt mình ở chỗ người khác để hiểu cảm xúc)
* Suy nghĩ hợp lý về những điều cụ thể trong trải nghiệm thường ngày (phải đi học để tập đọc và viết)
* Bắt đầu hiểu luật và chuẩn xã hội (như người đàn ông có thể là cha, con trai, thầy giáo và người bạn)
* Hiểu mối tương quan giữa các đồ vật (vd trái cà, dưa đều là “rau cải”)
* Có khả năng giải quyết vấn đề khá hơn vì trí nhớ khá hơn
* Hiểu nhiều khái niệm hơn (ý tưởng/giả thuyết) được giải thích
* Học đọc, viết, làm toán
* Có trách nhiệm hơn trong gia đình
b. Về mặt thể chất
* Tăng chiều cao, cân nặng
* Làm nhiểu việc hơn với đôi bàn tay và cơ thể vì tự kiểm soát khá hơn.
c. Những điều cần quan tâm
* Nếu trẻ không hoàn thành công việc, thì cũng sẽ ngưng hy vọng vào tương lai
* Trẻ cảm thấy tự ti
* Trẻ cảm thấy không trưởng thành(không biết, không có khả năng)
d. Vai trò của người chăm sóc
* Khen ngợi sự cố gắng của trẻ
* Động viên trẻ tự thấy ngang tầm cỡ các bạn
* Động viên trẻ có khả năng hoàn thành công việc mặc dù có khó khăn
* Dạy trẻ cách ứng xử với thất bại và giải quyết vấn đề
* Cần nâng đỡ trẻ một cách phù hợp
4. Từ 12 đến 18 tuổi
a. Về mặt tâm lý xã hội
* Suy nghĩ đầu tiên đến bản thân
* Bắt đầu suy nghĩ về tương lai
* Chú ý đến các mối quan hệ xã hội và quan tâm đến ngoại hình, niềm tin và giá trị
* Xác định nhân thân, đồng thời thất vọng khi hòa nhập với một nhóm
* Không thích làm điều được yêu cầu
* Muốn độc lập nhưng vẫn lệ thuộc
* Trải nghiệm một sự chia rẻ mạnh mẽ giữa vai trò nam nữ
* Bắt đầu những mối quan hệ nghiêm túc(lãng mạn, trong gia đình và bạn bè)
* Bắt đầu nghĩ đến những điều trừu tượng như tầng lớp xã hội và cách hành vi của trẻ ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng
* Bắt đầu hiểu những vấn đề luân lý và biết đúng/sai
* Tăng nhu cầu cảm xúc và không an toàn
* Thực hành làm người lớn
b. Về mặt thể chất
* Thay đổi nhiều trong cơ thể(dậy thì)
c. Những điều cần quan tâm
* Nếu trẻ không thành công để hoàn tất giai đoạn này, thì sẽ có sự hỗn loạn trong nhân thân, tôn giáo ,tính dục,v.v..
d. Vai trò của người chăm sóc
* Duy trì sự giao tiếp cởi mở
* Động viên trẻ nói về những suy nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến
* Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn
* Thiết lập giới hạn với trẻ
* Cho trẻ có cơ hội bày tỏ sự nóng giận hoặc các cảm xúc khác
Tóm tắt
Mặc dù trẻ có những nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, trẻ vẫn là “con người" và có những nhu cầu chung! Cho dù trẻ ở lứa tuổi nào, trẻ vẫn học và phát triển bằng cách:
Vì thế, mọi trẻ em đều cần
III. Vai trò của “Chơi” trong sự Phát triển của Trẻ
Nhiều trẻ trên thế giới đang lớn lên với rất ít cơ hội để chơi. Những đòi hỏi hằng ngày trong cuộc sống của trẻ đã giảm rất nhiều thời gian chơi. Nhiều trẻ như trẻ bị nhiễm HIV chẳng hạn, đóng vai trò của người lớn(vd nuôi cha mẹ bệnh, chăm sóc em, kiếm tiền để nuôi sống gia đình và quán xuyến việc nội trợ). Chơi là công việc của trẻ và là mấu chốt của sự phát triển tâm lý xã hội lành mạnh.
Vì chơi giúp trẻ học hỏi, được chữa lành và vui đùa.
Có nhiều trò chơi khác nhau khi trẻ lớn lên. Chúng ta hãy nhớ các giai đoạn phát triển khác nhau, và hãy lưu ý các mức độ chơi khác nhau (tên của trò chơi không quan trọng, chúng ta cần tập trung vào điều trẻ học được qua trò chơi).
Tuổi của trẻ |
Loại trò chơi |
Đặc tính |
0-2 tuổi |
Vận động-giác quan(trẻ dùng khả năng để kiểm soát cơ thể phối hợp với sự kích thích giác quan) |
· Bắt đầu khi bé khởi sự khám phá cơ thể bản thân · Bao gồm 5 giác quan · Tiếp tục khi trẻ lớn lên cho đến khi trẻ bắt đầu chơi những trò chơi khác |
> 2 tuổi |
* Giả bộ hoặc biểu tượng(dùng trí tưởng tượng) * Xây dựng: một phần của trò chơi biểu tượng |
· Bắt chước · Giả bộ với đồ vật (vd dùng hòn gạch như chiếc xe ô-tô) · Đóng vai(vd vai cô giáo, bác sĩ) · Tương tác · Bắt đầu khi trẻ khởi sự nhớ hình ảnh hoặc tư duy hình tượng và tiếp tục suốt sự phát triển * Trò chơi có mục tiêu (vd trẻ xây tháp với khối) |
> 3-4 tuổi |
Trò chơi với luật lệ |
· Bắt đầu ở tuổi mẫu giáo · Khi trẻ bắt đầu chơi trò chơi xã hội với sự cạnh tranh · Những trò chơi này lặp đi lặp lại va thiếu biểu tượng (như thể dục-bóng đá, bóng rổ) |
BS.Phạm Ngọc Thanh
Thực đơn 20/01 đến 24/01/2025
17/01/2025
Thực đơn CLB NNMƯ ngày 18/01/2025
17/01/2025
Thực đơn 13/01 đến 17/01/2025
11/01/2025
Tiếp nối không khí đầu tuần đầy hứng khởi, ngày hôm nay, các Doners Khối 1 cũng đã có một chuyến hành trình rực rỡ sắc xanh đến với Trung...
Khởi động tuần mới tràn đầy năng lượng cùng tinh thần thể thao cháy bỏng, từ hôm nay, các Doners chính thức bước vào cuộc so tài sôi động và...
Khởi động tháng mới với nhiều hoạt động bổ ích, các Doners đã có những tiết học chuyên đề An toàn giao thông hiệu quả cùng các chiến sĩ công...