» Tin tức
Gương mặt tiêu biểu
Cho con cái sớm hiểu trắc trở là "đãi ngộ" bình thường của của cuộc sống

Suốt cuộc đời của con người sẽ trải qua nhiều đâu khổ và trắc trở, trắc trở đầu tiên của con cái rất có thể bắt đầu từ việc uống thuốc và tiêm thuốc

Nhìn vẻ mặt đầy sợ hãi, run rẩy cả người và hầu như tuyệt vọng của con, nghe lời van nài như tận thế của con: "Mẹ, mẹ ơi, con sợ, con sợ , con không muốn tiêm thuốc". Bạn sẽ thẳng thừng khuyên con như thế nào: Những chông gai của cuộc sống sẽ còn hơn cả việc tiêm thuốc uống thuốc? Bạn sẽ dạy con làm thế nào để tỉnh táo và thản nhiên đón nhận cơn đau và trắc trở

Cha mẹ không cần phải cố tình để con chịu một số cơn đau không cần thiết. Điều quan trọng thực sự là chúng ta phải biết giáo dục con cái thái độ đúng đắn trước trắc trở và thất vọng như thế nào, cách nên ứng phó với trắc trở và thất vọng một cách đúng đắn ra sao.

Đời người là một "cuộc chiến dài đằng đẵng" đối mặt với muôn trùng khó khăn. Có một cuộc đời đáng ca ngợi chính là vì bạn vẫn có thể ngẩng đầu ưỡn ngực, đứng thẳng người trong lúc khó khăn gian khổ. Cho con cái sớm hiểu trắc trở là "đãi ngộ" bình thường của cuộc sống, khi trắc trở đến, nên đối mặt chứ không nên chạy chốn, như thế, con cái sẽ trở nên sớm kiên cường và chín chắn hơn. Cuộc sống sau này sẽ bớt một chút đau thương và thêm một chút sắc màu rực rỡ.

Chuyện ngắn:  Bà Gandhi Indira dạy con

Thủ tướng trước đây của Ấn Độ, bà Gandhi Indira, là một phụ nữ tài năng. Với tư cách là một lãnh tụ, bà đã có cống hiến kiệt xuất cho nước nhà; với tư cách là một bà mẹ, bà là một người thầy tốt nhất trong lòng các con.

Bà Gandhi Indira cho rằng trong cuộc sống có hạnh phúc, cũng có chông gai. Mục đích của việc giáo dục là đào tạo cá tính khỏe mạnh cho con, giúp chúng sau này có thể thản nhiên thích ứng với mọi biến đổi trong cuộc sống. Làm mẹ, bà phải giúp con bình tĩnh đón nhận trắc trở, phát triển năng lực tự kiềm chế bản thân.

Cậu con trai lớn Rajiv năm 12 tuổi, vì bệnh nên phải phẩu thuật. Trước một Rajiv căng thẳng và sợ hãi, bác sĩ dự định nói một vài "lời nói dối tốt đẹp" an ủi cậu bé: phẫu thuật không đau nên đừng sợ.

Nhưng bà Gandhi Indira lại cho rằng cậu con trai đã hiểu chuyện, nói như thế sẽ không tốt nên bà ngăn bác sĩ. Sau đó, bà đến bên giường con trai, bình tĩnh bản Rajiv: 

Thứ nhất, sau phẫu thuật sẽ có mấy ngày khá đau

Thứ hai, không ai có thể chịu đau thay con, vì vậy con phải có sự chuẩn bị về tinh thần

Thứ ba, khóc lóc hoặc kêu đau đều không thể bớt đau mà có thể còn dẫn tới đau đầu

Phẫu thuật xong, Rajiv không khóc và cũng không kêu đau, cậu bé can đảm chịu đựng tất cả những điều này.

Theo http://thoiquentot.net

 

 
Các tin khác