» Tin tức
Gương mặt tiêu biểu
7 câu nói kiêng kị của cha mẹ đối với con cái

Nói chuyện với con cái, có vẻ như là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu không tinh ý chọn câu chữ, bạn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ. Chắc chắn bạn không muốn như vậy, bởi có những câu nói khiến em bé mất tự tin, thấy mình là kẻ thua cuộc, hoặc bị cảm giác tội lỗi đè nặng. Dưới đây là 7 câu nói kiêng kị đối với trẻ.
Thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể nghe một bà mẹ mắng đứa trẻ với những câu kiểu như: "Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ bỏ đi!" Điều đó thực tế không xảy ra, chỉ để đe dọa đứa con không “vâng lời” nhưng những câu nói như thế hoàn toàn có thể làm trẻ bị tổn thương.  Các bậc cha mẹ thường quên rằng một câu nói ra với trẻ em sẽ rất có ảnh hưởng đến sự tự tin, sự lành mạnh tinh thần, và tính cách của trẻ. Nói cách khác, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa các câu nói với hành vi của trẻ trong tương lai.
 
Ngôn ngữ có thể là một trong những nguồn gốc bạo lực đối với trẻ em

Một số câu nói thực sự có thể có một tác động tích cực, và tiêu cực. Bạn cần biết rằng, ngôn ngữ có thể là một trong những nguồn gốc bạo lực đối với trẻ em. Vậy nên hãy lưu ý và chọn từ ngữ khi nói với trẻ. Nếu bạn đang trong cơn nóng giân, hãy cố gắng kìm nén, chọn một thời điểm thích hợp khác, hít thở sâu, đi bộ, hoặc uống nước. Cơn nóng giận của bạn có thể sẽ lắng dịu và bạn có thể sẽ suy nghĩ một cách bình tĩnh hơn. Đây là một số câu nói kiêng kị khi nói chuyện hay giao tiếp với bé.

1. "Vì con mà bố mẹ li dị đấy"
Dù gì chăng nữa, con cái không phải là lý do duy nhất khiến cha mẹ ly hôn. Vậy nên, con trẻ không phải chịu sức ép về tư tưởng này. Nếu điều đó đúng chăng nữa cũng nên cho con biết một cách nhẹ nhàng, lịch sự, nếu không, con trẻ sẽ cảm thấy rất tội lỗi. "Nếu mình không hư, bố mẹ chắc chắn không chia tay," điều đó thường phát sinh trong tâm trí của trẻ.

2.  "Nếu con không ngừng khóc, bố mẹ sẽ bỏ đi!"

Nỗi sợ hãi lớn nhất của một đứa trẻ là bị xa cách bố mẹ hoặc bị bố mẹ bỏ lại một mình. Đe dọa một đứa trẻ với một câu nói như thế vì trẻ từ chối chấp hành mệnh lệnh của bố mẹ chắc chắn không phải là cách khôn ngoan. Hãy thận trọng để cho bé đưa một sự lựa chọn. Ví dụ, "Con yêu, nếu con tiếp tục la hét như thế, tốt hơn hết là chúng ta không đi chơi nữa và về nhà. Hoặc “ta sẽ tiếp tục đi mua sắm nếu con ngừng la hét”. Bằng mọi cách hãy chuyển hướng chú ý của con bạn sang vấn đề khác hoặc để con bạn tạm ngừng hành động không được bố mẹ mong muốn. Biết đâu, lúc đó bạn hoặc con yêu đã mệt và cần nghỉ ngơi.

3. "Con phải biết xấu hổ về bản thân mới đúng"
Cảm giác tội lỗi sẽ lẩn quẩn trong đầu trẻ khi chúng ta nói với trẻ như thế. Trong khi cha mẹ lại tin rằng nếu con trẻ cảm thấy có lỗi thì sẽ thay đổi hành vi và nghe lời bố mẹ. Đúng vậy, cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ về bản thân có thể làm cho một người, kể cả trẻ em, thay đổi hành vi của họ như mong đợi. Tuy nhiên, đừng chỉ nghĩ như thế. Đồng thời lúc đó, trẻ cũng sẽ nghĩ mình là kẻ thua cuộc. "Mình là một đứa trẻ nghịch ngợm, hư, không làm cho bố mẹ vui lòng", "mình luôn luôn sai"...  Cuối cùng, sự tự tin của trẻ sẽ giảm sút. 
Đừng để trẻ nghĩ mình là kẻ thua cuộc.
 
4. "Bố mẹ không bao giờ hy vọng ở con"
 "Mẹ cảm thấy hối tiếc đã sinh ra con! Nếu mẹ biết điều này, tốt hơn là mẹ không sinh con". Hoàn toàn không thể tha thứ cho những câu nói kiểu như thế này đối với con trẻ. Bất kỳ sai sót nào đều nên được khuyên bảo nhẹ nhàng, và chọn những câu nói đúng, hợp lý thay vì những câu nói đầy trách móc như trên. Bởi vì, hành động trên chỉ thể hiện quan hệ xấu của bố mẹ đối với con cái. Nếu điều này xảy ra, nhanh chóng tìm ra những gì là sai lầm trong mối quan hệ với trẻ. Nếu cần thiết, ngay lập tức yêu cầu sự trợ giúp chuyên môn của các chuyên gia.

5. "Tại sao con lại không được như em con?"
Khi bố mẹ so sánh lợi thế hay yếu điểm của các con của mình, và một trong hai được cho là kém hơn thì sẽ mang một thông điệp đến đứa trẻ là bé không được thông minh, không ngoan và kém cỏi hơn so với anh/ em hay chị/ em của trẻ. Các cụm từ, "Con không giống như anh trai của con," sẽ làm cho đứa bé cảm thấy bị cô lập và có thể ảnh hưởng đến nó chho đến khi trưởng thành.
 Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất. 

So sánh giữa những đứa con cũng sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa chúng. Kết quả là, chúng trở nên thích “chiến đấu” và cuối cùng mối quan hệ giữa chúng sẽ bị tổn hại. Chấp nhận mỗi đứa trẻ với tất cả các lợi thế và yếu điểm. Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất.

6. "Tốt hơn hết là làm như những gì mẹ yêu cầu, đừng hỏi gì hết!"
Câu này mang lại một thông điệp: "Con còn bé, con biết gì cơ chứ? Và bạn - là mẹ thì biết tất cả và thông minh hơn. Nhiệm vụ của con là tuân theo những gì mẹ nói!"
Câu này sẽ tạo ra một cảm giác căm ghét ở trẻ. Thế nhưng cùng ý này, nếu được trình bày theo một hình thức khác thì sẽ mời gọi sự đồng cảm của trẻ, chẳng hạn như, "Mẹ mệt mỏi quá, con yêu."

 7. "Lại đây, để mẹ làm cho"
"Lại đây, để mẹ làm cho", "Lần này, mẹ muốn giúp con giải quyết rắc rối". Nếu bạn thường đưa ra những câu nói như vậy, đồng nghĩa với việc tạo ra một cảm giác bé bất lực với một công việc nào đó hoặc sẽ hạn chế cơ hội của trẻ tự thử khả năng của mình để làm việc tương tự trong tương lai.
 Không nên làm thay trẻ mọi việc mà hãy cho trẻ cảm giác "trẻ hoàn toàn có khả năng"

Nếu những câu nói đó chỉ thốt ra một lần, có thể sẽ không hề hấn gì. Nhưng hai lần, có nghĩa bạn đã tạo ra hình mẫu tiêu cực cho trẻ.  Ba lần và hơn thế? Có nghĩa là bạn đã bày việc ra để tự giải quyết rồi.

Nguồn: http://babybaby.vn/chiase

 
Các tin khác